GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHXH&NV NGHỆ AN

Căn cứ Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 23/2/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND, ngày 04/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND, ngày 24/7/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ của Trung tâm KHXH&NV Nghệ An;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Phòng Kinh tế học – Xã hội học và phát triển,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Kinh tế học – Xã hội học và phát triển, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An.

1. Chức năng

Phòng Phòng Nghiên cứu Kinh tế học – xã hội học và phát triển là phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trung tâm tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Trung tâm. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn về lĩnh vực: Kinh tế học và phát triển và Xã hội và phát triển: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức dịch vụ tư vấn về kinh tế - xã hội học.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nghiên cứu Kinh tế học và phát triển
- Tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết định về chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Kiến nghị với lãnh đạo tỉnh các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức tư vấn khoa học, điều tra cơ bản, phân tích, dự báo kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Tham gia thẩm định về mặt khoa học xã hội, tổ chức các hoạt động tư vấn phản biện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương tổ chức nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
- Tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển, nghiên cứu lý luận phát triển, nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học, đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề thực tiễn phát triển, quản lý nhà nước về kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
- Đề xuất các chương trình, đề tài nghiên cứu kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương.
- Tổ chức các hội thảo khoa học cấp tỉnh thuộc lĩnh vực Kinh tế - Xã hội.
2.2. Nghiên cứu Xã hội và phát triển
- Tham gia xây dựng, quy hoạch chiến lược, cơ chế chính sách phát triển khoa học xã hội của tỉnh, từng vùng và địa phương trong tỉnh.
- Tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu. Thực hiện các tư vấn khoa học theo luật định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Tổ chức các cuộc điều tra xã hội học theo yêu cầu của tỉnh, ngành.
- Nghiên cứu những thay đổi trong cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội ở Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH.
- Nghiên cứu sự biến đổi của gia đình ở Nghệ An do ảnh hưởng của CNH, HĐH và các mối quan hệ giới.
2.3. Tổ chức hoạt động phổ biến thông tin, phổ biến tri thức, ứng dụng khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội học theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu xã hội học trong đời sống kinh tế và nguồn nhân lực ở Nghệ An
- Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.3. Công tác khác
- Quản lý nhân lực, tài sản của phòng
- Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động của Phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao

3. Cơ cấu tổ chức biên chế

3.1. Cơ cấu tổ chức
- Phòng có 1 trưởng phòng; 01 phó phòng và các viên chức (03 cán bộ)
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Ban giám đốc trung tâm và pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng.
- Phó phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về lĩnh vực được phân công.
- Các viên chức giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng và Phó phòng.
- Trưởng phòng, Phó phòng do Giám đốc trung tâm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm theo quy định.
3.2. Biên chế
Biên chế viên chức, số lượng người làm việc trong phòng do Giám đốc trung tâm giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng nằm trong tổng biên chế được UBND tỉnh giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Phòng Kinh tế học – Xã hội học và phát triển, các phòng và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Giám đốc và các Phó giám đốc;
- Các phòng liên quan (để biết);
- Lưu: VT, PKT-XHH. GIÁM ĐỐC

 


Nguyễn Thị Minh Tú