Chùa Đồng Tương - Một danh lam lâu đời của làng Quỳnh
Phan Hữu Thịnh
18/4/2022
Hơn sáu ngàn người làng Quỳnh (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) sinh sống và xa quê, trong đó có nhiều người.
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cài, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, khách tòng há xứ lai?
(Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương (659-744))
Dịch thơ:
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ)
Mỗi lần về thăm quê, khi đi khỏi làng Bào Hậu, ai ai cũng đều hướng về phía Đông Bắc. lấy chùa Đồng Tương làm chuẩn để viết đó là nơi khởi đầu của quê cha đất tổ.
Chùa Đồng Tương tên chính thức là: “Thập phương linh Phật tọa thiền tam thai tự” được xây dựng tại một cánh đồng gọi là Đồng Tương. Theo huyền sử Đồng Tương là cánh đồng bên cạnh sông Tương chảy vào hồ Động Đình (Thơi Hồng Bàng thuộc đất Văn Lang). Lạc Long Quân gặp Âu Cơ ở Đồng Tương rồi nên vợ nên chồng, mở đầu cho nước Âu Lạc.
Thế đó, các vị khai cơ lập ấp ra làng Quỳnh dùng từ Tương để đặt tên cho nơi khai cơ lập ấp là đầy ắp suy nghĩ. Trong thâm tâm là ước mong đời đời con cháu về sau cần lập thân lập nghiệp để dựng làng và góp phần giữ và dựng nước sao cho vinh hiển.

Chùa Đồng Tương trước khi được phục dựng
Chùa Đồng Tương, theo cuốn “Quỳnh Đôi sự tích hương biên” là ở xứ Đồng Tương có một cây đa to, tốt um tùm, xưa truyền răng trẻ chăn bò thường hay cúng lễ dưới gốc cây, lâu ngày trở nên thiêng. Đời Lê, hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) người dân lại đắp thêm vào gốc cây nên việc cầu cúng đều thấy có linh ứng.
Theo tương truyền, tiến sĩ Phan Hữu Tĩnh (1773-1831) là con cầu tự của chùa Đồng Tương.
Trải qua những “biểu dâu” của thế cuộc, một thời đã bị hoang phế, chùa chỉ còn là một cái am nhỏ chừng 7m2, may thay cách đây đúng 5 năm, vào ngày 19/3 Bính Thân (2016), Đại đức Thích Quảng Xuân tên khai sinh là Hồ Xuân Tân Phú, con cháu họ Hồ tại Quỳnh Lưu (theo gia phả). Sinh năm 1981 ở tỉnh Bình Thuận, sau khi du học tại Ấn Độ trở về có nhân duyên và được bổ nhiệm về Chùa Đồng Tương.
Thế mà:
Năm năm có bấy nhiêu ngày
Mà trông cảnh sắc đổi thay đã nhiều
Bước đầu tìm hiểu với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với tài năng và tâm huyết của mình, cùng với sự đồng hành của thập phương bá tánh, Đại Đức đã từng bước xây dựng quy hoạch mở rộng khuôn viên, san lấp mặt bằng cũng như vận động quyên góp xây dựng những công trình tâm linh, nào là tôn tượng Bồ tát Quan Âm bằng đá nguyên khối cao đẹp, nào là Đại Hồng Chung gần cả tấn đồng với tiếng ngân vọng dài như an tĩnh dân hiền mỗi khi chiều về, nào là những căn nhà tôn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và sinh hoạt tụ họp... tuy còn đó nhiều công trình tạm nhưng đã cuốn hút bao lữ khách thập phương bằng những vườn hoa tươi thắm, bốn mùa khoe sắc tỏa hương, những vườn cây ăn trái hay những cảnh vật xinh xăn nên thơ.

Chùa Đồng Tương hiện nay
Chùa Đồng Tương trong tương lai theo thiết kế quy hoạch tổng thể, không chỉ là một ngôi nhà tâm linh với kiến trúc truyền thống cổ xưa, chở che cho bao tâm hồn hướng thiện, là điểm tụa gửi gắm tâm linh, tìm nguồn an vui cho Phật tử thập phương mà còn là lá phổi xanh làm tươi mát làng Quỳnh. Đặc biệt với ngôi Tam Bảo cổ 3 gian, đang được phục dựng lại trong vườn cây Xô viết để phụng thờ, kỷ niệm ba di tích lịch sử của quê hương: Gian giữa thờ Phật Thích Ca (Kỷ niệm ngôi chùa cổ nhất), gian phải thờ chu vị thần linh (Kỷ niệm nơi khai cơ lập ấp) và gian trái thờ Hồ Chủ tịch và các anh hùng chiến sĩ hi sinh bảo vệ tổ quốc của làng xã (Kỷ niệm nơi diễn ra các cuộc hội họp cách mạng).


Chương trình đại lễ Phật Thành Đạo tại chùa Đồng Tương và các phật tử tham gia buổi Lễ
Hàng năm cứ vào những ngày lễ trọng như Lễ cầu Bình Yên đầu năm, lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan báo hiếu hay Lễ Đức Phật Thích ca thành đạo.... thì được đông đảo các nhà sư, các tín đồ Phạt tử ở nhiều nơi đến hành lễ trong niềm vui chung an lạc.