Một người con của Hưng Nguyên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang Matxacova học tập

Phan Xuân Thành - Hưng Nguyên - Quê hương của đồng chí Trần Ngọc Diệm
4/8/2022

Những năm 1925-1945, Hưng Nguyên - Nghệ An là nơi có nhiều chiến sỹ hoạt động cách mạng, trong đó tiêu biểu như đổng chí Lê Hổng Phong , Lê Thiết Hùng, Phạm Hồng Thái... Riêng trường hợp đổng chí Trần Ngọc Diệm, người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử sang trường Đại học Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản học tập thì ít có tài liệu nhắc đến. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ, chúng tôi tìm hiểu hồ sơ mật thám Pháp, thì hé mở thêm một ít nội dung về quá trình hoạt động cùa đồng chí Trần Ngọc Diệm.


Tài liệu của Bộ công an, hồ sơ số 803-C-MT-C chỉ ghi vẻn vẹn 3 dòng: Trần Ngọc Diệm ở Thông Lạng, Hưng Nguyên bị bắt ở Mao Cao ngày 27/9/1935, học sinh trường Stalin...

Chúng ta biết: Trần Ngọc Diệm (hay Trần Văn Diệm) sinh ngày 10/01/1905tại làng Thông Lạng, Phủ Hưng Nguyên. Sinh ra trong một gia đình nhà nho trung lưu ở vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, thuở nhỏ Trần Ngọc Diễm được học chữ Hán, rồi sau học trường Pháp- Việt Vinh. Tốt nghiệp tiểu học đồng chí cùng người bạn là Ngyễn Đinh Trinh (sau gọi là Giáo Chất), vào Huế học trường kỹ nghệ Đông Dương.

Trong dịp được tỉnh ủy cử sang Pháp năm 1978, tôi may mắn tìm được tài liệu lưu trữ về đồng chí Trần Ngọc Diệm bắt đầu hoạt động cách mạng tại Đảng Tân Việt. Đảng Tân Việt (một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam) được thành lập tại núi Con Mèo – Dũng Quyết (TP. Vinh), anh chịu ảnh hưởng cộng sản do người bạn thân là Trần Văn Cung (tức Quốc Anh) truyền bá tại Trung Kỳ. Năm 1926, Trần Ngọc Diệm  vẫn ở trong Tân Việt, phụ trách miền Nha Trang. Năm 1930 khi các đảng viên Tân Việt bị trấn áp mà chưa bị bắt, Trần Ngọc Diệm gia nhập Đảng cộng sản do một người cộng sản là Trung (Trần Hữu Duyệt) giới thỉệu vào Đại hội tại Sài Gòn.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đến tháng 4/1930, Trần Ngọc Diệm được giao công tác tuyên truyền tại Đà Lạt, hàng tháng xuống Sài Gòn liên lạc với Ban Chấp hành lâm thời và Ban Bi thư liên tỉnh bộ Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang. Khi Tỉnh uỷ bị địch vây bặt, Trần Ngọc Diệm đã lập lại mối liên lạc nhờ trung gian của Ban Chấp hành lâm thời ở Sài Gòn và khoảng tháng 2/1931 thì xuống nơi đây theo chỉ thị của Nam Kỳ Bộ. Tại đó, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức giáo dục lý tường cách mạng cho Trần Ngọc Diệm và các Tỉnh ủy viên nhự Não (Hoàng Truyền)... cùng nhiều người khác. Chín ngày sau, cơ sở bị lộ, cảnh sát đến vây nhà, Trần Ngọc Diệm cùng một số đồng chí khác trèo lên trốn trên mái nhà cho đến sáng, rồi đi lang thang trong các chùa chiền suốt 3 ngày, cuối cùng trở về Sài Gòn mới liên lạc được với Ban Chấp hành lâm thời và được chỉ định đi sang Nga.

Trong tài liệu lưu giữ tại Trung tâm hải ngoại Pháp, Trương Phước Đạt có thuật như sau: Tại Sài Gòn trước khi tàu Athos II nhổ neo, "...anh ta (người liên lạc) lại đến cùng một người đồng hương Nghệ Tĩnh (Trần Văn Diệm). Anh ta trao cho chứng tôi mỗi người 30 đồng bạc Đông Dương, sau đó trao cho người bạn đồng hành của tôi địa chỉ sau đây bằng chữ Hán: “Quảng Thái Lai khách sạn. Phương Viên tiên sinh - Hồng Kông”

Trần Ngọc Diệm cùng một người khác ngồi trong buồng mạn trái trục chân vịt ở đây nhiều giờ. Sau khi đã ra khơi, người Tàu ấy đưa anh em trở lại cabin và ở đấy cho tới Hồng Kông vào ngày 29 tháng chạp (âm lịch) tức 16/2/1931. Đến Hồng Kông, Trần Ngọc Diệm gặp đồng chí Vương (tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc), được Người yêu cầu viết báo cáo tình hình trong nước và cho 5 đôla làm tiền ăn. Cũng tại đây, Trần Ngọc Diệm gặp đồng chí Lương (tức Hố Tùng Mậu) và cô Thuận (?).

Ngày 28/2/1931, Nguyễn Ái Quốc ra lệnh cho Mạnh Văn Liễu (Phùng Chí Kiên) và Trần Ngọc Diệm đi Thượng Hải (Trung Quốc) để sang Nga... Can (tức Phùng Chí Kiên) nói và viết thạo tiếng Tàu, nên được nhận các chỉ thị và địa chỉ ở Thựợng Hải. Ngày hôm sau, Can dẫn chúng tôi lên một chiếc tàu đi Thượng Hải 5 ngày”. “Trong chuyến đi đó chúng tôi lấy các tên do Nguyễn Ái Quốc đặt:

- An: Trương Phước Đạt.

- Ban: Trần Ngọc Diệm.

- Can: Mạnh Văn Liễu

             (Phùng Chí Kiên).

Tôi có cơ sở để nghĩ rằng 3 tên ấy bắt đầu bẳng 3 chữ cái đầu tiên đã được chọn có suy nghĩ để chỉ chúng tôi giúp thuận tiện hơn trong những thư tin bí mật”(3).

Đoàn lên đường đi Hải Sâm Uy (Vlađivôstốc) do Lưu Quốc Long dẫn đầu. Người Tàu dẫn đường đưa Lưu Quốc Long 200 đôla để mua 4 vé đi Đại Liên hết 84 đôla còn lại đổi sang tiền Nhật, Để tránh nghi ngờ, anh em chia thành 2 nhóm: một nhóm gồm Can (Phùng Chí Kiên) và An (Trương Phước Đạt); nhóm kia gồm Lưu Quốc Long và Ban (Trần Ngọc Diệm). Ngày 13/3/1931, tàu hoả đến Đại Liên. Tuy hai nhóm giả vờ không biết nhau nhưng họ vẫn biết tất cả cùng đi trên một chuyến tàu đến Ngũ Trạm, ga sát biên giới Nga để đi về phía Vlađivôstốc. Tại đó, đoàn gặp một người liên lạc trong cửa hiệu, trả 20 xu cho một món hàng, tờ 20 xu mang dấu ấn riêng do một người Tàu ở Kharbine trao cho, sau đó mất 3 giờ đi bộ mới vượt được biên giới. Tàu hỏa đến Ngũ Trạm vào sáng 20/3/1931 thì đoàn bị cảnh sát Trung Quốc bắt, đến tháng 1/1932 mới được trả tự do. Từ Kharbine, Mạnh Văn Liễu (Phùng Chí Kiên) đã viết thư cho đồng chí của mình bằng chữ Hán, cho biết chuyến đi suôn sẻ. Về sau người liên lạc cùa Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết họ đã đến Mạc Tư Khoa an toàn.

Ngày 20/4/1934, Tổng nha Mật thám Pháp tại Hà Nội gửi Thông tri tới các địa phương Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, Lào: "Xin đính theo đây để thông báo, bản sao bức điện của Bộ số 235/CAI ngày 7/3/1934 báo cáo có sự hiện diện cùa mấy người An Nam tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Đệ Tam Quốc tế họp tại Mạc Tư Khoa vào tháng Chạp 1933. Bộ cho rằng đại biểu Đông Dương dự phiên họp ấy đã đi hoặc từ Trung Quốc, hoặc từ Xiêm, thẳng từ Đông Dương sang Nga rnà không qua Pháp. Theo chỗ Tổng nha Mật thám được biết thì các người An Nam vừa qua sang Nga là Mạnh Văn Liễu và Trần Văn Diệm chắc đã vượt biên giới Nga - Mãn Châu vào tháng 4/1932 (đã ký Marty)”(4).

Ngày 3/11/1932 Trần Ngọc Diệm trở về Đông Dương hoạt động công tác đảng trong vòng bí mật. Tháng 3 năm 1935 đồng chí cùng một số người sang công tác tại Long Châu (Trung Quốc).”Ngày 27/9/1935 đồng chí bị cảnh sát bắt tại Ma Cao. Lúc này đồng chí mang tên Hà Quế Sinh người Thượng Hải. Dù bị tra tấn cực hình nhưng đồng chí không hề nhận điều gì có hại cho Đảng. Đêm 29/9/1935 đồng chí hi sinh ở nhà tù Ma Cao” (5)

Tỉnh ủy Nghệ An trong công văn số 4 CN-TU ngày 1/6/2007 đã cấp giấy chứng nhận hi sinh cho đồng chí Trần Ngọc Diệm. UBND tỉnh Nghệ An đả ra quyết định công nhận liệt sỹ  cho đồng chí vào ngày 24/9/2007.

Trên đày là một số ít tư liệu về hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Ngọc Diệm nhưng lại là tư liệu của Mật thám Pháp, có thể chưa lột tả hết đóng góp của đồng chí, với những tư liệu phản diện đó đã vạch rõ âm mưu của địch ngăn cản bước đi tìm chân lý của Trần Ngọc Diệm. Mặt khác, nó giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về người chiến sỹ cộng sản Trần Ngọc Diệm của quê hương Nghệ An thân yêu.

Ngày 4 tháng 4 năm 2022

Chú thích

1."Hoạt động của Trương Phước Đạt tại Trung Quốc với Trần Văn Diệm 13/2/1931” - Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Hải ngoại Pháp - khai thác 1978..., tr.10.
2."Hoạt động của Trương Phước Đạt tại Trung Quốc với Trần Văn Diệm 13/02/1931" - Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Hải ngoại Pháp - khai thác 1978..., tr.12.
3.Nguyễn Ái Quốc achemine Trương Phước Đạt, Mạnh Văn Liễu at Trần Văn Diệm sur Changhai à destination de la Russie (Nguyễn Ái Quốc đưa Truông Phước Đạt, Mạnh Văn Liễu và Trần Văn Diệm đi Thượng Hải để sang Nga) - tài liệu lưu trữ lại Pháp, tr.35.
4.Thông tri Mật thám số 1226/SG, Tổng nha mật thám, Hà Nội ngày 20/4/1934 đưa tin về Mạnh Văn Liêu (Phùng Chí Kiên) và Trẫn Ngọc Diệm.
5.Địa chí văn hóa Hưng Nguyên (PGS. Ninh Viết Giao chủ biên). NXB khoa học xã hội Hà Nội 2009 trang 754

















CÙNG CHUYÊN MỤC

Non nước xứ Nghệ

Con người xứ Nghệ

Thương hiệu xứ Nghệ