Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở Nghệ An Thực trạng và giải pháp
Ở các xã, phường, thị trấn ngoài các đối tượng là cán bộ, công chức được Chính phủ quy định cụ thể theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về số lượng, chức danh và được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội... cơ bản như cán bộ, công chức cấp trên, còn có một bộ phận đông đảo những người hoạt động không chuyên trách trong các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp xã và ở xóm (khối, bản). Những người hoạt động không chuyên trách có vai trò quan trọng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với dân. Họ là những người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội, duy trì an ninh trật tự ở địa phương.
Lê Quốc Khánh
Nguyễn Thăng Long
Ở các xã, phường, thị trấn ngoài các đối tượng là cán bộ, công chức được Chính phủ quy định cụ thể theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về số lượng, chức danh và được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội... cơ bản như cán bộ, công chức cấp trên, còn có một bộ phận đông đảo những người hoạt động không chuyên trách trong các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp xã và ở xóm (khối, bản). Những người hoạt động không chuyên trách có vai trò quan trọng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với dân. Họ là những người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội, duy trì an ninh trật tự ở địa phương.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được quan tâm bố trí một cách hệ thống, đồng bộ; phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách địa phương, nhằm động viên cho số cán bộ này ở cấp xã và xóm (khối, bản) hoạt động hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách thực tiễn đã nảy sinh những vấn đề như: Số lượng những người hoạt động không chuyên trách nhiều, ngân sách chi trả lớn, nhưng phụ cấp cho từng chức danh còn thấp, chưa khuyến khích cho những người hoạt động không chuyên trách yên tâm hoạt động, đồng thời không thu hút được người giỏi, thạo việc vì phụ cấp chưa tương xứng. Ngược lại, người không làm được việc thì cố níu kéo, bám trụ, công việc không thường xuyên, chồng chéo. Bên cạnh đó có chức danh không chuyên trách nhưng việc quá nhiều, phụ cấp thấp (văn phòng đảng ủy). Còn nhiều chức danh chưa được hưởng phụ cấp như phó chủ tịch hội người cao tuổi, chi hội phó các đoàn thể ở xóm (khối, bản), chưa khuyến khích được kiêm nhiệm.
- Thực trạng về số lượng, chức danh và chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và xóm, khối, bản và phương án sắp xếp
- Cấp xã, phường, thị trấn
- Số lượng
Mỗi chức danh bố trí một người, riêng đối với xã loại I, loại II, xã trọng điểm phức tạp về an ninh - trật tự, quốc phòng được bố trí không quá 02 phó trưởng công an, 03 công an viên thường trực, 02 phó chỉ huy trưởng quân sự. Đối với xã loại I, xã có trên 20% giáo dân và xã có trên 50% dân tộc thiểu số được bố trí không quá 02 Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc. Tổng số không quá 21 người (chưa tính Ủy viên Thường trực UBMTTQ và ủy viên thường vụ các đoàn thể).
- Chức danh
- Các chức danh bố trí chung gồm 15 chức danh: Phó Trưởng công an; Phó Chỉ huy Trưởng quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Văn phòng Đảng ủy; Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra đảng; Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; Nội vụ, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, dân tộc; Quản lý nhà văn hoá - Đài truyền thanh; Bảo vệ thực vật (hoặc đô thị, giao thông, xây dựng đối với phường, thị trấn); Thú y.
- Các chức danh bố trí riêng ở phường, gồm 2 chức danh: Trưởng ban và Phó ban bảo vệ dân phố.
- Chức danh bố trí riêng ở xã, thị trấn: Công an viên thường trực.
- Ủy viên Thường trực UBMTTQ và ủy viên thường vụ các đoàn thể.
- Mức phụ cấp hàng tháng
TT |
Chức danh |
Hệ số phụ cấp so với mức lương cơ sở |
Nhóm 1 |
Phó Trưởng công an; Phó chỉ huy trưởng quân sự; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Văn phòng Đảng ủy; Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra đảng. |
1,1 |
Nhóm 2 |
Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; Phó chủ tịch Hội Nông dân; Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; Công an viên thường trực. |
0,9 |
Nhóm 3 |
Nội vụ, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, dân tộc; Quản lý nhà văn hoá - Đài truyền thanh; Bảo vệ thực vật (hoặc đô thị, giao thông, xây dựng đối với phường, thị trấn); Thú y. |
0,8
|
Nhóm 4 |
- Trưởng Ban bảo vệ dân phố - Phó Trưởng ban bảo vệ dân phố |
0,7 0,6 |
Nhóm 5 |
Ủy viên Thường trực UBMTTQ và ủy viên thường vụ các đoàn thể. |
Loại I: 0,45; loại II: 0,40 loại III: 0,35 |
Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là: 12.448 người; trong đó 15 chức danh chung cho các đơn vị cấp xã là 8.640 người; 2 chức danh bố trí ở cấp phường (Trưởng ban và Phó ban bảo vệ dân phố) là 64 người và 01 chức danh bố trí ở cấp xã (công an viên thường trực) là 1.344 người; Ủy viên Thường trực UBMTTQ và ủy viên thường vụ các đoàn thể là 2.400 người.
Số tiền chi trả 1 tháng cho những người làm việc không chuyên trách cấp xã thời điểm hiện tại là: 15.714.400.000 đồng (1 năm là 188.572.800.000 đồng).
- Ở xóm, khối, bản
- Số lượng
Mỗi chức danh bố trí một người. Tổng số không quá 05 người (chưa tính trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội và Chi hội trưởng hội người cao tuổi).
- Chức danh
- Các chức danh bố trí chung, gồm 3 chức danh: Bí thư chi bộ, Trưởng xóm, khối, bản; Thôn đội trưởng.
- Các chức danh bố trí riêng ở xóm, bản, gồm 2 chức danh: Công an viên (kiêm xóm phó), Y tế xóm, bản.
- Các chức danh riêng ở Khối, gồm 2 chức danh: Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố (kiêm Khối phó); Tổ viên tổ bảo vệ dân phố.
- Trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội và Chi hội trưởng hội người cao tuổi.
- Mức phụ cấp hàng tháng
TT |
Chức danh |
Hệ số phụ cấp so với mức lương cơ sở (Bao gồm cả BHYT) |
||
Xóm, khối, bản loại 1 |
Xóm, khối, bản loại 2 |
Xóm, khối,bản loại 3 |
||
Nhóm 1 |
Bí Thư chi bộ và Trưởng xóm, khối, bản. |
1,0 |
0,9 |
0,8 |
Nhóm 2 |
Công an viên (Kiêm xóm phó) |
0,9 |
0,8 |
0,7 |
Nhóm 3 |
Thôn đội trưởng |
0,65 |
0,6 |
0,55 |
Nhóm 4 |
- Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố (kiêm Khối phó); - Tổ viên tổ bảo vệ dân phố |
0,6
|
||
Nhóm 5 |
- Y tế xóm, bản: tại các xã khó khăn (theo quy định của nhà nước) - Xóm, bản ở các xã còn lại |
0,55
0,35 |
||
Nhóm 6 |
- Trưởng Ban công tác mặt trận - Chi hội trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội và Chi hội trưởng hội người cao tuổi. |
- Loại I: 0,30; loại: II 0,28; loại III: 0,25. - Loại I: 0,27; loại II: 0,25; loại III: 0,22 |
* Tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xóm là: 64.802 người.
* Số tiền chi trả cho những người làm việc không chuyên trách cấp xóm thời điểm hiện tại 1 tháng là: 40.589.198.000 đồng (1 năm là 487.070.376.000 đồng).
Tóm lại: Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở xóm, khối, bản của tỉnh Nghệ An hiện nay theo quy định là 77.250.000 người; kinh phí chi trả phụ cấp 1 tháng ở thời điểm hiện tại là 56.303.598.000 đồng (1 năm là 675.643.176.000 đồng).
Số lượng những người hoạt động không chuyên trách nhiều, kinh phí chi trả lớn nhưng chế độ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở xóm rất thấp (người cao nhất cấp xã 1 tháng là 1.430.000 đồng, người thấp nhất là 455.000 đồng; người cao nhất ở xóm 1 tháng là 1.300.000 đồng, người thấp nhất là 286.000 đồng).
- Phương án sắp xếp
Xuất phát từ thực trạng số lượng những người hoạt động không chuyên trách và mức phụ cấp hàng tháng; đồng thời góp phần sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhóm nghiên cứu đề xuất phương án sắp xếp:
3.1. Đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
- Về số lượng: Xã loại 1 bố trí tối đa không quá 13 người; xã loại 2 bố trí tối đa không quá 11 người; xã loại 3 bố trí tối đa không quá 9 người.
- Chức danh: Không quy định chức danh cụ thể những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; tùy vào tính chất công việc của từng địa phương để chính quyền cấp xã hợp đồng người làm việc theo nhu cầu, tính chất công việc của từng đơn vị.
- Về chế độ phụ cấp: Thực hiện khoán kinh phí (bao gồm cả tiền đóng bảo hiểm y tế). Định mức khoán được xác định là hệ số 1 của mức lương cơ sở (tại thời điểm) x số người tối đa của phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể:
+ Loại 1: (13 người x 1) x mức lương cơ sở.
+ Loại 2: (11 người x 1) x mức lương cơ sở.
+ Loại 3: (9 người x 1) x mức lương cơ sở.
Phương án này tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động bố trí người làm việc theo đặc trưng công việc của từng địa phương đồng thời tùy tính chất công việc của từng người để trả mức phụ cấp khác nhau. Chế độ phụ cấp của những người không chuyên trách được nâng lên. Tuy nhiên, bước đầu chính quyền địa phương bị động trong việc bố trí, hợp đồng những người hoạt động không chuyên trách và bị động trong sắp xếp công việc.
3.2 Đối với những người hoạt động không chuyên trách xóm, khối bản
- Về số lượng: Mỗi xóm (khối bản) bố trí không quá 5 người.
- Về chức danh: Không quy định chức danh cụ thể những người hoạt động không chuyên trách xóm (khối, bản); tùy vào tính chất công việc của từng địa phương để chính quyền cấp xã hợp đồng người làm việc theo nhu cầu, tính chất công việc của từng đơn vị.
- Về kinh phí phụ cấp: Thực hiện khoán kinh phí (bao gồm cả tiền đóng bảo hiểm y tế).
Xóm loại 1 khoán quỹ phụ cấp bằng 5,7 tháng lương cơ sở; đối với xóm không bố trí chức danh y tế xóm thì khoán phụ cấp bằng 5,3 tháng lương cơ sở.
Xóm loại 2 khoán quỹ phụ cấp bằng 5,03 tháng lương cơ sở; đối với xóm không bố trí chức danh y tế xóm thì khoán phụ cấp bằng 4,63 tháng lương cơ sở.
Xóm loại 3 khoán quỹ phụ cấp bằng 4,35 tháng lương cơ sở. Đối với xóm không bố trí chức danh y tế xóm thì khoán phụ cấp bằng 3,95 tháng lương cơ sở.
Phương án này giúp chế độ phụ cấp của những người không chuyên trách được nâng lên.
- Đánh giá sự chồng chéo, chồng lẫn về chức năng, nhiệm vụ; vị trí việc làm những người hoạt động không chuyên trách
Hiện nay, mặc dù đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, bản đã được quy định trong các văn bản quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhiều quy định liên quan đến họ vẫn còn những điểm chưa thống nhất, hoàn thiện, chồng chéo, chồng lẫn về chức năng nhiệm vụ, vị trí làm việc. Vì vậy, đây là một vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
- Thực trạng các quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay
Thứ nhất, quy định về chức danh của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức điều chỉnh về cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Đối với cấp xã, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời đã giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phân định được cán bộ, công chức cấp xã với “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Trên cơ sở Pháp lệnh Cán bộ, công chức, ngày 21/10/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định về số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP lần đầu tiên tách bạch “cán bộ, công chức cấp xã” với những “người hoạt động không chuyên trách cấp xã” và Nghị định này sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách cấp xã” để chỉ nhóm đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách.
Trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào giải thích rõ ràng, đầy đủ về thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Thiết nghĩ, “cán bộ cấp xã”, “công chức cấp xã” đã được định nghĩa thống nhất trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, do đó Chính phủ cũng cần đưa ra quy định để xác định thống nhất khái niệm này.
Do đó, khi quy định về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cần có quy định thống nhất về tên gọi các chức danh này để tránh sự tùy tiện trong quy định của địa phương, ảnh hưởng đến tính thống nhất trong hoạt động quản lý, điều hành.
Thứ hai, quy định về việc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Hiện nay, các chức danh không chuyên trách cấp xã có thể được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các chức danh không chuyên trách được tuyển chọn thông qua bầu cử (những người được bầu cử giữ chức danh), bao gồm: Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Chủ tịch Hội Người Cao tuổi cấp xã. Nhóm thứ hai là các chức danh không chuyên trách được tuyển chọn không thông qua bầu cử (được xét tuyển vào chức danh) bao gồm các chức danh Tuyên giáo; Tổ chức; Dân vận, Văn phòng Đảng ủy, Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy Trưởng Quân sự; các chức danh phụ trách các lĩnh vực (dân số, gia đình, trẻ em, đài truyền thanh...).
Hiện nay, các chức danh không chuyên trách được tuyển chọn thông qua bầu cử đã được quy định trong điều lệ, quy chế hoạt động của Đảng và của các tổ chức chính trị - xã hội này. Tuy nhiên, việc quy định về tuyển dụng, bố trí các chức danh không chuyên trách ở cấp xã không qua bầu cử đã có nhưng chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến việc tuyển dụng, bố trí đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều chức danh không chuyên trách ở cấp xã của các địa phương có trình độ, năng lực chưa tương xứng với vị trí, vai trò theo chức danh và nhiệm vụ được giao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ ba, quy định về chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Hiện nay, đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Chính phủ, Bộ Nội vụ vẫn chưa ban hành những quy định cụ thể về chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh này. Do vậy, có nhiều địa phương yêu cầu những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải thực hiện chế độ làm việc như cán bộ, công chức cấp xã.
Thứ tư, quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Hiện nay chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được quy định cụ thể tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Theo đó, tại khoản 1, Điều 14, Nghị định này quy định các đối tượng này chỉ hưởng chế độ phụ cấp và mức phụ cấp không vượt quá 1.0 mức lương tối thiểu chung. Trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Vì vậy, năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, Chính phủ không quy định những người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ hưởng chế độ phụ cấp và mức phụ cấp không vượt quá 1.0 mức lương tối thiểu chung như trước đây mà quy định việc khoán quỹ phụ cấp cho các chức danh này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã quy định các chức danh không chuyên trách được hưởng bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn thực hiện quy định về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
- Một số kiến nghị
Thứ nhất, quy định thống nhất các chức danh của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo hướng tăng cường kiêm nhiệm: Sử dụng thống nhất thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách cấp xã” khi quy định về những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong các văn bản chính thức của nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra quy định cụ thể về cán bộ không chuyên trách cấp xã để phân biệt với cán bộ, công chức, cấp xã. Cán bộ không chuyên trách cấp xã là những người chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động, trong số