Trần Ngưỡng
Năm 2013, thị xã Hoàng Mai thành lập, được tách ra từ huyện Quỳnh Lưugồm có 9 xã và một thị trấn. Đồng thời được cơ cấu lại thành 5 phường và 5 xã. Thị xã Hoàng Mai là thị xã biểnvà được xác định là “ Từng bước trở thành một trong những trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng của Nghệ An, gắn kết chặt chẽ với không gian phát triển với vùng Nam Thanh Hóa và Tây Nghệ An. Phấn đấu đưa thị xã Hoàng Mai trở thành đầu tàu phát triển Công nghiệp- Dịch vụ phía Bắc của tỉnh…” (Trích Quyết định số 5721/QĐ-UBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Hoàng Mai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Hoàng Mai lần thứ hai nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã xác định rõ phương hướng phát triển trong thời gian tới “Ưu tiên đầu tư nguồm lực cho các khu, lĩnh vực kinh tế trọng điểm và mũi nhọn gắn với khu kinh tế Nam Thanh- Bắc Nghệ...Phấn đấu đưa Hoàng Mai hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III trước năm 2025 theo hướng văn minh, hiện đại; trở thành cực tăng trưởng của tỉnh,”
Thị xã có 3 đơn vị vùng biển, gồm 1 phường và 2 xã. Trung tâm của vùng là phường Quỳnh Phương; phía Bắc là xã Quỳnh Lập giáp khu công nghiệp Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; phía Nam là xã Quỳnh Liên, giáp xã Quỳnh Bảng của huyện Quỳnh Lưu. Các phường xã biển thị xã Hoàng Mai nổi tiếng là vùng đất trù phú về kinh tế, văn hóa xã hội; phong cảnh tươi đẹp, hữu tình,thơ mộng,hội tụ khá nhiều nét đặc sắc:
- Những dấu ấn của các vua chúa, tướng lĩnhvà các cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước qua chiều dài lịch sử dân tộc.
Ở vùng hai xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương có câu chuyện về tướng quân Bùi Văn Thốn, tức Bùi Mạnh Bá được coi là “ con gấu phương Nam” đã chỉ huy một cánh quân ở các làng Kẻ Trắp, Kẻ Trẹ, Kẻ Cờn (vùng biển Hoàng Mai) tiến vào cửa Đan Nhai (cửa Hội) để hỗ trợ vua An Dương Vương đánh quân xâm lược Triệu Đà.
Xã Quỳnh Phương có núi Hùng Vương,được xác định có gắn bó với thời đại Hùng Vương thứ 12. Dưới chân núi Hùng Vương có vết chân ông Khổng Lồmà dân gọi là ông Đùng. Bên cạnh, tại núi Đồ Nay của làng Hữu Lập (Quỳnh Lập) cũng có dấu vết chân ông Đùng. Trong dân gian có câu: Hòn Bung hòn Mê/Ông lê một chuyến/Hòn Biện một xách một tay/Rú Đồ Nay ông không bõ xách.
Xã Quỳnh Liên có tướng quân Đặng Tế được triều đình giao đi đánh quân Chiêm Thành. Sau khi thắng giặc trở về, Đặng Tế đã chọn vùng Vân Úc, miền đấttrước mặt là biển, sau lưng là sông làm quê hương và chiêu tập dân lập nên làng quê Quỳnh Liên trù phú hôm nay. Ông được dân tôn là thành hoàng làng và được lập đền thờ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược; vùng biển Hoàng Mai là một trong những địa bàn bị quân địch tấn công đánh phá ác liệt; nhưng quân và dân nơi đây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; đặc biết đã anh dũng chiến đấu cùng quân dân huyện Quỳnh Lưu lúc bấy giờ, đánh thắng trận càn có qui mô lớn của quân Pháp vào tháng 10 nam 1949; dân quân xã Quỳnh Liên đã phối hợp với dân quân xã Quỳnh Bảng lập chiến công vang dội bắt sống phi công Mỹ trên biển.
2. Những làng quê gắn với các sự tích lịch sử huyền thoại
Xã Quỳnh Lập có 2 làng. Làng Đông Hồi gắn với việc vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành với huyền thoại gió đông quật trở lại nên vùng đất phía bắc đền Cờn được gọi là Đông Hồi. Làng thứ 2 là làng Trắp. Làng ở sau núi Đồ mà kín đáo như một cái tráp nên nhân dân đặt tên là làng Tráp; sau đổi thành là làng Trắp.
Xã Quỳnh Phương tên cũ là làng Kẻ Cờn, sau này đổi thành làng Phương Cần. Bởi làng gắn với các địa danh của lạch Cờn và đền Cờn với nhiều huyền thoại.
Xã Quỳnh Liên có làng tên cũ như Vân Úc với ý nghĩa là “ Mây quần cồn cát”. Có hai làng nữa là Thượng Lân và Hạ Lân. Có nghĩa hai làng có địa hình như hai con sư tử.
- Những công trình văn hóa lịch sử
Xã Quỳnh Lập có cảng Xước,xã Quỳnh Liên có cảng Vân Đồn còn ghi lại dấn ấn một thời là quân cảng của các vua chúa, tướng lĩnh đi chinh phục phương Nam.
Xã Quỳnh Phương có đền Cờn linh thiêng, thờ Tứ vị Thánh nương là một trong 4 ngôi đền lớn nhất của Nghệ An: Đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng. Đền được vua Trần Anh Tông phong thần làQuốc gia Nam hải đại Càn thánh nương. Ngày nay được Nhà nước tacông nhận là di tích văn hóa quốc gia. Đền Cờn hàng năm được tổ chức lễ hội đông vui, trang trọng là điểm du lịch tâm linh khá hấp dẫn của nhân dân cả tỉnh, cả nước.
Xã Quỳnh Liên có đền thờ Xuân Úc, cũng được Nhà nước ta công nhận là di tích văn hóa quốc gia. Đền Xuân Úc thờ tướng quân Đặng Tế, người có công lập làng.
- Điểm đến hấp dẫn của các nhà thơ, các tao nhân mặc khách
Vua Lê Thánh Tông khi thân chinh đi đánh giặc phương Nam, đến vùng biển thơ mộng của phiá Bắc Hoan Châu, thi hứng trào dâng, ngài đã để lại 3 bài thơ: Dạ nhập xước cảng thi; Thập nhị nguyệt sơ nhị nhật; Càn Hải môn lữ thứ.
Xin được trich một bài thơ của Lê Thánh Tông:
Cảng Xước trung thi
Cảng Xước canh hai mới điểm giờ,
Sáu quân nhổ trại lệnh liền đưa.
Trước đền Thánh Nữ triều dâng sớm,
Trên ngọn Đồi Ôi khói tỏa mờ.
Nổi trống thuyền binh đêm tối vượt,
Băng rừng tướng sĩ đuốc hồng khua.
Vua đi đánh giặc, bao tài tuấn,
Giúp rập binh cơ trí dũng thừa.
Ngô Linh Ngọc dịch
Khi về thăm viếng đền Cờn, đại Thi hào Nguyễn Du đã để lại cho đời bài thơ Dao vọng Càn Hải từ. Bài thơ được hai tác giả Phan Khắc Khoan và Lê Thước dịch
Xa trông Đền Cờn
Mặt nước mênh mông bể lẫn trời,
Ngôi đền thấp thoáng bãi ngoài khơi.
Bến phù chiều tối cây man mác,
Cửa bể thu dồn khói tả tơi.
Khanh tướng uổng bao lòng tiết nghĩa,
Quỳnh Nhai vùi khối thịt mồ côi.
Nực cười cho ả Minh Phi nhé,
Rượu chuốc đàn ngân nịnh chúa Hời.
Tiến sỹ Dương Thúc Hạp, quê làng Quỳnh Đôi có 3 tác phẩm An Tĩnh sơn thủy vĩnh; Nhàn vinh trung cổ vĩnh sử; Chiêu quân xuất tái phi. Xin trích bài thơ Cần Hải trong tập An Tĩnh sơn thủy vịnh.
Cửa Cờn
Cần Hải chân trời xa tít tắp,
Trời thu nước biếc biển mênh mông.
Thuyền chài tung lưới đè con sóng
Xóm bến trương rèm đón gió sông.
Trăng nước chung say đền Thánh Mẫu
Phong ba lay tỉnh mộng Anh Tông.
Đàn cò trước bãi đang đùa giỡn
Như muốn cùng ai cởi tấc lòng.
Ngày 23/2/1782, Hải Thượng Lãn Ông,xuôi dòng Mai giang thơ mộng thăm đền Cờn. Cảm thán về câu chuyện sự tích ngôi đền, Hải Thượng đã để lại câu đối:
Đại Tống cơ đồ thiên cổ hận
Nam Thiên vũ trụ tứ thời xuân
(Cơ đồ Đại Tống hờn nghìn thuở
Vũ trụ trời Nam xuân bốn mùa).
Ngoài ra còn nhiều bài thơ khuyết danh trong các tập thơ: An Tĩnh Bách thần sự tích; Thần tích và khoa giáp Nghệ An. Ngàynay cũng có rất nhiều nhà văn nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm thơ văn về vùng đất tươi đẹp này như Đặng Văn Ký, Nguyễn Thị Phước, Trần Thu Hà…Đài truyền hình Trung ương cũng đã có một bộ phim phóng sự về làng Đông Hồi và doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên.
5. Một vùng kinh tế năng động
Vùng biển thị xã Hoàng Mai là một vùng sản xuất kinh doanh khá toàn diễn: bao gồm nghề biển như đánh cá, nuôi tôm, nuôi cá lồng; sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là rau màu, cây ăn quả; nghề tiểu thủ công nghiệp là chế biến thủy sản, nghề mộc đóng tàu thuyền, mộc dân dụng; nghề đi trẩy buôn bản đưa hàng đi, nhận hàng về đến các vùng trong tinh, ngoài bắc và du lịch…Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xã Quỳnh Lập và xã Quỳnh Phương đã có bước chuyển mới, nhanh trong lĩnh vực ăn kinh tế.
Xã Quỳnh Lập có doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên nổi tiếng cả nước. Ông Nguyên đã khoanh nuôi gần 1.000ha ở vùng Đông Hồi, rú Xước để trồng cây, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra một vùng rừng vừa kinh tế vừa môi trường xanh đẹp
Xã Quỳnh Phương nhanh chóng lập dự án tu sửa,tôn tạo đền Cờn bị hư hỏng do thời gian, chiến tranh và một phần tư duy cực đoan của con người. Đền Cờn lập tức được cấp trên đầu tư nâng cấp to đẹp và vẫn giữ được nét cổ kính; là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch tâm linh gắn với du lịch biển. Doanh nghiệp Phương Mai cơ sở chế biến thủy sản ra đời vào đầu thế kỷ XXI. Doanh nghiệp tuy vị trí đóng ở xã Quỳnh Dị xã liền kề với xã Quỳnh Phương nhưng bà Phương Mai quê Quỳnh Phương. Vì ở đây có vùng đất rộng rãi để có điều kiện phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp Phương Mai đã làm tốt nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân trong vùng,cũng như làm ra những sản phẩm thủy sản phục vụ nhân dân trên địa bàn và xuất khẩu.
6. Lời kết
Thị xã Hoàng Mai được xác định là một trong những cực tăng trưởng của tỉnh Nghệ An, thì các phường, xã biển Hoàng Mai : Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên là những đơn vị có vai trò rất quan trọng của thị xã trẻ này. Trên vùng đất rừng biển này đã mọc lên nhiều công trình nhà máy khách sạn như nhà máy Tôn Hoa sen và những công trình kinh tế văn hóa đã và đang được đầu tư xây dựng như: Nhà máy Nhiệt điện,khu neo đậu tàu thuyền bến cáởxã Quỳnh Lập;khu chế biến thủy sản ở Quỳnh Lập và xã liền kề Quỳnh Lộc; một số công trình ở Đông Hồi xã Quỳnh Lập như: Cảng cá; nhà máy bê tông đúc sẵn, khu công nghiệp; xây dựng khách sạn biển cao cấp ở hai xã Quỳnh Phương, Quỳnh Liên; xây dựng cầu đền Cờn; xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt sông Hoàng Mai…
Trong tương lai không xa vùng quê biển của thị xã Hoàng Mai với trầm tích lịch sử văn hóa phong phú sẽ vươn mình vững vàng tiến bước, nhanh chóng tiến lên giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ nhân dân quê hương.
Quỳnh Lưu, ngày 18/11/2020