
Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862-1975) là cuốn sách của đồng tác giả Nguyễn Đình Thống, Nguyễn Linh và Hồ Sỹ Hành. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ 2, năm 2013.
Nhà tù Côn Đảo luôn luôn là chiến trường cách mạng đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Tổ chức Đảng ở Côn Đảo đã lãnh đạo anh em tù chính trị và cả thường phạm đấu tranh kiên cường, bền bỉ trong suốt mấy chục năm bằng nhiều hình thức chống chế độ lao tù ác nghiệt, chống sự bạo tàn của bọn chúa đảo và gác ngục, để bảo vệ đội ngũ, giữ gìn khí tiết và trau dồi bản lĩnh, hòa nhịp với phong trào cách mạng của nhân dân cả nước, cho đến ngày thắng lợi.
Nơi đây còn được xem trường học cách mạng được tổ chức chặt chẽ, có những thời gian tài liệu báo chí khá đầy đủ, học tập chuyên cần và đạt hiệu quả tốt. Côn Đảo từ lâu đã trở thành dải đất thiêng liêng, nơi ngưỡng mộ và tưởng nhớ của những người cách mạng và nhân dân cả nước.
Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862-1975) ngoài Chương mở đầu khái quát vài nét về địa lý và lịch sử quần đảo Côn Lôn, cuốn sách được các tác giả chia thành 10 chương.
Chương 1: Nhà tù Côn Đảo từ 1862 đến 1930
Chương 2: Nhà tù Côn Đảo từ năm 1930 đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939)
Chương 3: Nhà tù Côn Đảo từ chiến tranh thế giới thứ hai (1939) đến cách mạng tháng Tám (1945)
Chương 4: Côn Đảo trong buổi đầu của cuộc kháng chiến (1945-1946)
Chương 5: Côn Đảo trong bước chuyển mình và cuộc kháng chiến (1947-1949)
Chương 6: Côn Đảo cùng cả nước kháng chiến thắng lợi (1951 - 1954)
Chương 7: Nhà tù và người tù thời Mỹ - Ngụy
Chương 8: Đấu tranh chống các thủ đoạn tố cộng, cưỡng bức ly khai Đảng Cộng sản từ năm 1955 đến 1963
Chương 9: Bước phát triển của phong trào đấu tranh từ 1964 đến 1972
Chương 10: Đấu tranh thực hiện Hiệp định Pari và nổi dậy giải phóng Côn Đảo (1973-1975)
Đọc Lịch sử nhà tù Côn Đảo (1862-1975) chúng ta hình dung được bức tranh toàn cảnh qua các thời kỳ của Côn Đảo, gắn liền với cuộc đấu tranh ở Côn Đảo với phong trào cách mạng trong nước và trên thế giới; Là tài liệu quý để bồi dưỡng ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng, qua đó giáo dục các thế hệ ngày nay và mai sau lòng tự hào và biết ơn đối với các chiến sĩ cách mạng đi trước đã hy sinh vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Tin, ảnh: Hoàng Anh