|
|
Vai trò của Bảo tàng trong giáo dục lịch sử đối với học sinh phổ thông
Những năm gần đây, tiếng chuông cảnh tỉnh xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng về các biểu hiện sống gấp, thiếu lành mạnh, thiếu hụt kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc, theo đó là sự “nguội lạnh” với truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng ở một bộ phận không nhỏ của thế hệ trẻ nước nhà, trong đó có thế hệ trẻ học đường, khiến cho không chỉ các bậc phụ huynh, mà cả toàn xã hội thật sự quan tâm. Thực tế ở các trường phổ thông chỉ rõ, việc dạy học lịch sử ở các nhà trường chủ yếu chỉ dựa vào nội dung sách giáo khoa, rất nghèo nàn về đồ dùng trực quan. Phần lớn giáo viên dạy lịch sử chỉ dạy “chay”, không có giáo cụ trực quan. Nhiều cuộc khảo sát bằng hình thức hỏi trực tiếp và thông qua phiếu điều tra gần đây cho thấy nhiều học sinh hiểu biết về lịch sử còn hạn chế. Tình trạng phổ biến hiện nay là học sinh không nhớ sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai hoặc lẫn lộn sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử... Nhiều học sinh không biết hoặc biết rất ít về Quang Trung, Nguyễn Trường Tộ, Cao Xuân Dục, Phan Đình Phùng... Tình trạng này đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao tri thức lịch sử cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ học đường, góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho học sinh.
|
|
|
|
Bác Hồ đã dạy "Dân ta phải biết sử ta"
Để học tập và phát huy truyền thống đấu tranh của ông cha ta trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941), ngày 1-8- 1941 ngày tuyên truyền của Đảng), Bác Hồ đã viết tác phẩm “Lịch sử nước ta” để làm tài liệu tuyên truyền cho cán bộ Việt Minh. “Lịch sử nước ta” sáng tác theo thể thơ lục bát, gồm 210 câu đã trở thành cẩm nang của cán bộ Việt Minh trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ đi xa (1969 - 2019), khi toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động: Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết này xin cung cấp thêm một số tài liệu lịch sử về những lời dạy của Người, đối với mỗi người dân đất Việt.
|
|
|
|
Việt Nam trong cục diện kinh tế thế giới
Tóm tắt: Những biến động của cục diện kinh tế thế giới đang và sẽ tác động mạnh mẽ tới tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích những khó khăn và đưa ra giải pháp cho Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng, Việt Nam muốn phát triển, muốn bứt phá thì không thể không thực hiện những giải pháp tổng thể, toàn diện với nhiều đột phá, bởi thực tiễn thế giới đã chứng minh, không có một nước nào đạt được phát triển mà không phải trải qua con đường đầy chông gai này.
Từ khóa: Cục diện kinh tế thế giới, phát triển kinh tế, Việt Nam.
Phân loại ngành: Kinh tế học
|
|
|
|
Báo chí và mạng xã hội - Cạnh tranh hay hợp lực?
Trong những năm gần đây, việc trao đổi về mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội đã trở nên thường xuyên và khá nóng bỏng. Vấn đề nằm ở chỗ có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là đối lập nhau trong việc đánh giá vai trò của mạng xã hội đối với hệ thống truyền thông nói chung, báo chí nói riêng.
|
|
|
|
Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?
Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”
Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không?
|
|
|
|
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông Ngô Đình Diệm
"Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy”. Đó là câu Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời vị Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp nghị Giơnevơ (Genève) về thực hiện đình chiến ở Đông Dương (1954) khi đến chào Người để đi vào thực hiện phận sự của mình ở Sài Gòn và nhân đó, vị Đại sứ này hỏi Người về Ngô Đình Diệm.
|
|
|
|
Góp phần đính chính về năm sinh và năm mất của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
1. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một trong tứ trụ danh nhân văn hóa (Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Công Trứ) không chỉ của xứ Nghệ mà còn là của cả nước trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Cuộc đời, sự nghiệp y học và sự nghiệp trước tác của ông đã để lại cho hậu thế một di sản đồ sộ mang tầm quốc tế. Chúng ta đã và đang ra sức khảo cứu, kế thừa và phát huy những di sản quý báu của ông để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, văn minh sánh tầm với các cường quốc năm châu. Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan và chủ quan, xung quanh những gì liên quan đến thân thế, sự nghiệp và trước tác của Đại danh y còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Một trong những vấn đề đó là việc xác định năm sinh và năm mất của ông, hiện nay, đang làm cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc bối rối.
|
|
|
|
Bến Thủy anh hùng cần được tôn vinh
Sau khi tiếng súng của phong trào Cần Vương ở vùng rừng núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) chấm dứt (năm 1869), thực dân Pháp mới ổn định được bộ máy cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa vùng Bắc Trung kỳ.
|
|
|
|
|
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy triết học Mác - Lênin
Khi vận dụng vào giảng dạy tránh kiểu tuyên truyền, hình thức, phải vận dụng phù hợp từng nội dung với tinh thần thắp sáng niềm tin cho sinh viên, củng cố trong sinh viên lòng tin và ngưỡng mộ sự nhân ái, nhảy cảm, ý chí, tinh thần, tài năng, linh hoạt của Hồ Chí Minh trong đối nhân xử thế, trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử.
|
|
|
|
Truyền thống gia tộc Trần Đình Phong và những thông tin quý về lịch sử qua cuốn "Mã Trang Trần thị gia phả"
Mỗi con người sinh ra đều có quê hương, dòng họ và chịu sự ảnh hưởng từ truyền thống quê hương, truyền thống gia tộc. Nghệ An nói chung và Yên Thành nói riêng là vùng đất địa linh, đây là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng như Trạng nguyên Bạch Liêu, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Thám hoa Phan Thúc Trực, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạo… Đồng thời đây cũng là vùng đất có nhiều dòng họ nổi tiếng về khoa bảng như họ Hồ ở Tam Công; dòng họ công thần như họ Phan ở Tràng Thành, họ Trần ở Giai Lạc... Dòng họ của Tiến sĩ Trần Đình Phong cũng là một trong những dòng họ như vậy.
|
|
|
« Trước «
7
8
9
10
11
12
13
14
|
|
|
|