|
|
Đồng chí Bí thư Trần Phú với Bến Thủy, thành Vinh
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904. Quê ông làng Đông Thái, xã An Đông, tổng Việt Yên nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Tuổi thơ Trần Phú đi qua trong bao gian truân, vất vả. Lên 6 tuổi, thân phụ ông là Giải nguyên Trần Văn Phổ (Tri huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vì không chịu được sự nhục mạ của Công sứ Pháp và bất lực trước sự khốn cùng của dân chúng đã thắt cổ tự tử trong công đường. Lên 8 tuổi, thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Cát đột ngột qua đời vì buồn phiền và túng quẫn. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Trần Phú phải ra Quảng Trị sống cùng chị gái, chịu cảnh thất học. Năm 10 tuổi, ông may mắn được dì ruột là Cung nương Hoàng Thị Khương đón về Huế giao cho con trai mình là Thái thường Tự khanh Phạm Hoàng San (làm việc tại Toà khâm Huế) nuôi dưỡng, cho đi học.
|
|
|
|
Dấu ấn Đoan Quận công tại xứ Thuận Quảng
Đoan Quận công Bùi Thế Đạt là vị võ tướng xứ Nghệ nổi danh trong lịch sử nước ta thế kỷ 18. Sự nghiệp võ tướng của ông được các sử gia thời Lê Trịnh ghi chép rất đầy đủ và chi tiết trong nhiều bộ chính sử như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Tứ bình thực lục… Trong quãng thời gian phục vụ trong triều đình Lê Trịnh, ông hầu như chưa bại trận lần nào, trở thành một trong những trụ cột chính của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ và là 1 trong 3 võ tướng được ghi tên vào cờ Thái thường ở Phủ Chúa, đồng thời được sử gia Phan Huy Chú xem “là bậc danh tướng của châu Hoan thời gần đây”. Ngoài những chiến tích về quân sự, Đoan Quận công còn để lại nhiều dấu ấn đặc biệt khác trong sự nghiệp cầm quân của mình.
|
|
|
|
Nguyễn Văn Mão - Người khởi xướng và gây dựng phong trào chơi sáo trúc trong cộng đồng người Việt
Sinh ra và lớn lên tại vùng núi huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Từ lúc 8 tuổi Nguyễn Văn Mão đã học thổi sáo trúc từ cha của mình. Anh nhận ra trong những bản nhạc sáo trúc cha thổi là quê hương, là văn hóa, là tâm hồn người Việt.
Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Văn Mão xuống thành phố Vinh học khoa Toán trường Đại học Sư phạm Vinh. Khi đang học năm Nhất ĐH Sư phạm Vinh, anh vừa học vửa tiếp tục ôn thi vào trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Khi học năm 2 Đại học Kiến trúc Hà Nội, Nguyễn Văn Mão đã bắt đầu chế tác rất nhiều sáo trúc và dạy mọi người thổi sáo miễn phí khắp hà thành.
|
|
|
|
Thái Đăng Tiến với Giấc mơ tre
Sinh ra và lớn lên tại Châu Khê, Con Cuông; giữa bạt ngàn tre, trúc, nứa, mét. Học xong trung cấp nghề cơ khí, Thái Đăng Tiến chọn con đường xuất khẩu lao động Đài Loan với mục đích kiếm thêm ít tiền sau về làm vốn làm ăn. Hai năm làm việc ở Đài Loan không mang lại cho anh được bao nhiêu vốn liếng tuy nhiên bù lại chàng trai ấy đã học được cung cách làm việc, nhất là kỷ luật lao động và cả lối sống thân thiện, trách nhiệm với môi trường của họ. Đặc biệt Đài Loan là một trong những nước sử dựng nhiều đồ vật mỹ nghệ thân thiện môi trường, anh lại càng háo hức, nung nấu bao ý định hoài bão khi về nước; về với tre, mét, những sản phẩm của quê nhà, nơi có mẹ cha và bao thế hệ người thân cùng sinh sống.
|
|
|
|
Những điều tâm huyết của Bác Hồ dành cho cán bộ, đảng viên Nghệ An
Là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt suất của Việt Nam, xa quê từ khi hơn 10 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn mang trong mình phẩm chất cần cù, thẳng thắn, chân thành…của người xứ Nghệ. Đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ chốt do Đảng phân công, trong khi phải lo bao nhiêu việc lớn vì quốc kế - dân sinh, Người vẫn đau đáu một tình cảm sâu nặng với quê nhà. Người vui với mọi thành tích, băn khoăn , trăn trở trước những khuyết điểm, hạn chế và kịp thời chuyển những lời tâm huyết về quê.
|
|
|
|
Đồng chí Chu Văn Biên (1912 - 2006), người trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Vinh
Đồng chí Chu Văn Biên (1912 - 2006) là người được Đảng phân công chỉ đạo cuộc Khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 ở thị xã Vinh. Cho đến nay, rất ít người biết được tiểu sử của ông. Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám, chúng tôi cung cấp một số thông tin chính về cuộc đời ông để bạn đọc biết.
Ông Chu Văn Biên sinh ngày 15/10/1912 tại xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống yêu nước. Ngay từ nhỏ, ông đã được nghe kể những câu chuyện về các thủ lĩnh phong trào chống Pháp như Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã và cuộc khởi nghĩa của ông Chu Trạc, một người bác ở cùng làng. Từ đó bắt đầu hình thành những tình cảm yêu nước trong trái tim non trẻ của ông.
|
|
|
|
Nguyễn Duy Trinh - Nhà ngoại giao xuất sắc, niềm tự hào to lớn của quê hương Nghệ An
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh là người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ, là Bộ trưởng Bộ ngoại giao lâu nhất của Nhà nước ta (5/1965) - 4/1980). Ông có những đóng góp to lớn vào việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế của Đảng ta, trong những năm làm Bộ trưởng, nhất là những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thời kỳ khó khăn gian khổ nhất nhưng cũng vinh quang, hào hùng oanh liệt nhất của dân tộc ta.
|
|
|
|
Chuyện kể về nước Nhật và nước Mỹ của một nhà ngoại giao
Ông Nguyễn Tâm Chiến sinh năm 1948 tại làng Liên Trì xã Liên Thành, nhưng đến năm 1966 gia đình đã chuyển ra ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành. Những năm học cấp 3 ông là học sinh giỏi môn toán, có năm cả môn vật lý. Năm cuối cấp (lớp 10) dự thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc. Hết cấp 3 ông được cử đi học ở Liên Xô cũ từ năm 1966 đến năm 1972. Tốt nghiệp Học viện Hàng không ngành điện máy bay vào loại xuất sắc, Học viện đề nghị ở lại làm nghiên cứu sinh tiến sĩ nhưng ông lại được điều lên làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Matscơva từ năm 1972 - 1976. Sau đó về công tác ở Bộ Ngoại giao thuộc ban Hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài, và 3 năm sau đó làm Vụ trưởng vụ Tổng hợp bộ Ngoại giao.
|
|
|
|
|
Giáo sư Tạ Quang Bửu - Người con ưu tú của quê hương Nghệ An
Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) - một vùng “đất học” nổi danh văn hiến. Ông nội là Tạ Quang Oánh, cha là Tạ Quang Diễm, đều đỗ Cử nhân song không làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Mẹ là Nguyễn Thị Đào, cháu nội Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, dạy nữ công gia chánh và có nhiều bài thơ vịnh cảnh nghèo, gửi gắm chút tình non nước in trên các báo Tiếng Dân, Phụ nữ Thời Đàm với bút danh Sầm Phố.
|
|
|
|
|
Phan Bội Châu:
“Nhật nhật tân, hữu nhật tân”
Sinh thời lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Thế nhưng, để trở thành một con người như vậy, Phan Bội Châu một mặt kiên định lập trường yêu nước của mình, mặt khác không ngừng tự trui rèn và đổi mới. Trước sau, Phan vẫn là một người Nghệ nguyên chất, nhưng cũng là một người Nghệ không ngừng duy tân.
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
» Tiếp »
|
|
|
|