|
|
Cầu cố cụ
Cầu cố cụ
Trên con đường 46 từ Nam Đàn đi Thanh Chương, có một cây cầu đá nhỏ nhắn, rêu phong nhuốm màu cổ kính nằm bên vệ đường thuộc xã Xuân Tường huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đấy chính là cây cầu đá mà người dân địa phương thường gọi là “cầu Cố Cụ” để tưởng nhớ ơn cụ Nguyễn Phùng Khuông cũng như dòng họ Nguyễn Phùng đối với dân làng nơi đây từ gần 350 năm về trước.
|
|
|
|
Linh vật Việt
Linh vật Việt
Trong quá trình điền dã vào các làng quê xứ Nghệ, ta vẫn có thể bắt gặp những hình ảnh biểu tượng linh vật Việt được cha ông ta sử dụng từ rất lâu về trước. Tuy những biểu tượng về linh vật không phong phú như các tỉnh tại Đồng bằng sông Hồng nhưng vẫn chứa đựng những giá trị lớn về mĩ thuật điêu khắc. Đền Thần, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, thờ phụng Mộc lôi linh ứng thiên thần và các vị thần khai canh như: Hồ Hồng, Hồ Kha, Nguyễn Thạc. Đền được xây dựng từ thời Lê, trải qua những thăng trầm biến cố của thời gian nên đã bị hư hỏng và được trùng tu dưới thời Nguyễn. Tuy vậy, hiện đền vẫn còn lưu giữ được một hệ thống biểu tượng linh vật thuần Việt có giá trị thẩm mỹ cao, đó là hệ thống hổ, voi ngựa, quan chầu và đặc biệt là cặp Nghê có niên đại thế kỷ XVII –XVIII.
|
|
|
|
Ngôi chùa sắc tứ duy nhất ở Nghệ An
Chùa Diệc Cổ nằm giữa lòng thành phố Vinh, ngay bên cạnh đường QL1. Ngôi chùa được xây dựng từ cuối thời Trần, trải qua nhiều lần được trùng tu, kể từ cuối thế kỷ XIX, chùa Diệc đã trở thành trung tâm văn hóa - tín ngưỡng quan trọng ở xứ Nghệ. Tuy nhiên, sang đến cuối thế kỷ XX, chùa bị hư hại biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại những hiện vật gốc ít ỏi bao gồm cổng tam quan và đặc biệt là 2 tấm văn bia.
Ngày 25.2.2013, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 642/QĐ-UBND-NC phục hồi chùa Diệc. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An cũng có Quyết định số 09/QĐ-BTS, ngày 3.11.2013 bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thọ Lạc về trụ trì chùa Diệc. Thể theo nguyện vọng của thập phương phật tử, được sự hướng dẫn của Giáo hội và sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương, Ban xây dựng Tùng Lâm Diệc cổ đã quy hoạch tổng thể và được UBND tỉnh Nghệ An chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định 614/QĐ-UB-NC-XD, ngày 10.2.2015. Nơi đây sẽ là công trình văn hóa tâm linh loại 1 của TP. Vinh trong tương lai gần.
Để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu hơn về lịch sử ngôi chùa linh thiêng này, chúng tôi xin được dịch chú tấm văn bia hiện đang được lưu giữ tại chùa.
|
|
|
|
Lễ hội truyền thống ở Nghệ An - Nét đặc sắc văn hoá dân tộc
Lễ hội truyền thống là nơi lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống và được thực hành trong dịp diễn ra lễ hội, đó là các tín ngưỡng dân gian; trình diễn nghệ thuật; nghề thủ công; ... Chính vì thế lễ hội là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc ẩn chứa nhiều giá trị, nền văn hóa ấy được hồi sinh, tái tạo và truyền giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nghệ An được biết đến như một nước Việt Nam thu nhỏ bởi hội tụ đủ các dạng địa hình đồng bằng, miền núi, miền biển, cũng là tỉnh đa dân tộc mà trong đó mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng biệt từ sinh hoạt văn hóa cho đến các hoạt động lễ hội.
|
|
|
|
Chợ Lý Trai (chợ Sy) trong không gian văn hóa chợ - văn chỉ - đình: Tìm hiểu từ tư liệu bi kí Hán Nôm
Chợ Lý Trai (còn gọi là chợ Sy) có lịch sử xây dựng từ lâu đời, thuộc địa phận đất xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (xưa kia thuộc xã Lý Trai huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An). Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: “Tỉnh Nghệ An có chợ Lý Trai ở huyện Đông Thành”. Còn theo tác giả Trần Hữu Đức, đầu thế kỷ XIX, thôn Mỹ Lý gọi là Nhân Lý (tên cũ là Lý Trai) của tổng Vạn Phần, cắt sang để thành lập xã Lý Trai vào niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838). Thôn Mỹ Lý có tên Nôm gọi là Kẻ Sy, vì thế chợ có tên là chợ Sy(1).
|
|
|
|
|
Di sản Hán Nôm tại Cương Quốc công từ - Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt
Nghệ An đến nay có bốn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Nam Đàn, Khu lưu niệm Chí sĩ Phan Bội Châu tại Sa Nam, Nam Đàn; Đình Hoành Sơn thuộc Khánh Sơn, Nam Đàn và Cương quốc công từ Đền Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí tại xã Nghi Hợp (nay là xã Khánh Hợp) thuộc huyện Nghi Lộc (Quyết định số 2280 QĐ-TTG ngày 31 tháng 12 năm 2020). Cương quốc công từ là ngôi đền uy nghiêm tráng lệ cổ kinh, nằm giữa một không gian thiên nhiên kỳ vĩ bao la, có sông nước vây quanh, có núi tiếp núi trùng điệp. Là vùng đất địa linh, đẹp nhất còn lại hiện nay trên đất Nghệ An. Cương quốc công từ là đối tượng hấp dẫn với các nhà sử học, gia tộc học, văn hóa, bảo tàng, kiến trúc, phong thủy, thần học, du lịch, Hán Nôm. Bài viết này sẽ phác thảo về Di sản Hán Nôm tại Cương quốc công từ - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt. Một số văn bản đã được phô tô và in lại trong sách Cương quốc công Nguyễn Xí: Gia phả - Di huấn - Phụ lục (Tái bản và nâng cấp, NXB Nghệ An, 2013).
|
|
|
|
Tri thức bản địa về nghề thủ công truyền thống dân tộc Thổ miền Tây Nghệ An
Dân tộc Thổ là một trong số các dân tộc thiểu số có số lượng dân cư tương đối đông ở miền núi phía Tây Nghệ An. So với các dân tộc khác như Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu thì dân tộc Thổ có nhiều nét đặc biệt hơn: Đây là một cộng đồng được tập hợp từ nhiều nhóm khác nhau và sinh sống trên một vùng lãnh thổ địa lý cách xa nhau, nhưng có chung một số nét đặc trưng chung về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
Xuất hiện trong “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” năm 1979, “Dân tộc Thổ” được công nhận là tộc danh chung của các nhóm địa phương như Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Con Kha, Xá Lá Vàng. Điều đó cho thấy rằng, cái gọi là “Dân tộc Thổ” thực chất là “một sản phẩm của quá trình sản xuất tri thức về tộc người”. Tri thức nghề thủ công truyền thống của người Thổ mang nhiều nét đặc trưng riêng về văn hoá của người Thổ trong quá trình phát triển.
|
|
|
|
Du lịch Cửa Lò hướng đến “An toàn - thân thiện - mến khách”
Bước vào năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát tốt, kinh tế có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại, với chủ đề “Cửa Lò: An toàn - thân thiện - mến khách”, thị xã Cửa Lò đã và đang chỉ đạo triển khai các hoạch định cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm và các điểm mới để thu hút và phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Các hoạt động trọng tâm du lịch Cửa Lò năm 2021, bao gồm: Chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2021 vào tối 30/4/2021 với màn bắn pháo hoa nghệ thuật dài 15 phút; Hội chợ Du lịch thương mại với quy mô hoành tráng, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng; Chương trình lễ hội âm nhạc đường phố vào các ngày 30/4, 19/5, 1/6, 15/6, 30/6 và 9/7; Festival Bóng chuyền bãi biển khu vực Nghệ An, Giải đua xe đạp Cup Truyền hình TP. Hồ Chí Minh chặng TX. Cửa Lò, Giải Golf NTV - Cửa Lò, Giải thể hình Nghệ An mở rộng, Giải Cầu mây toàn quốc; Chương trình nghệ thuật tình ca Song Ngư...
|
|
|
|
|
Kho tàng di sản văn hóa vật thể trên địa bàn miền Tây Nghệ An
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Căn cứ và các tiêu chí phân loại của các loại hình văn hóa vật thể thì trên địa bàn miền Tây Nghệ An có hầu hết, tạm chia các loại hình đó như sau:
|
|
|
|
1
2
3
4
5
|
|
|
|