|
Sắc phong triều Tây Sơn tại Nghệ An
Sắc phong triều Tây Sơn tại Nghệ An
Sắc phong là một văn bản hành chính chính thống rất phổ biến thời phong kiến, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15 dưới triều đại Lê sơ. Một đạo sắc được xác nhận bằng ấn của nhà vua với một văn bản có nội dung công nhận một việc gì đó mang vị thế quốc gia, thể hiện uy quyền bao trùm của thiên tử. Chính vì vậy nước nhà mỗi khi có lễ lớn như lễ đăng quang ngôi báu, lễ khánh thọ nhà vua thì đều ban tặng sắc phong.
|
|
|
|
Chuyện khai thác gỗ lim ở Nghệ An dưới triều Nguyễn
Chuyện khai thác gỗ lim ở Nghệ An dưới triều Nguyễn
Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Gỗ lim mọc nhiều nơi trong cả nước, nhưng gỗ lim ở Nghệ An là tốt nhất. Do đặc tính cứng, chắc nên gỗ lim không bị biến dạng và cong vênh theo thời tiết. Ngoài ra, gỗ lim còn không bị mối mọt tấn công, có khả năng chịu lực nén, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp nên dưới triều Nguyễn, gỗ lim ở Nghệ An được sử dụng vào việc dựng hoàng cung, lăng tẩm, đền đài... Qua Di sản Mộc bản triều Nguyễn cho thấy các vua ưa chuộng gỗ lim Nghệ An như thế nào?
|
|
|
|
Đề nghị quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử và các đại biểu Quốc hội theo hướng quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc, với khối lượng kiến thức phù hợp.
Đây là nội dung kiến nghị trong Báo cáo chuyên đề về “Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông” Ủy ban Văn hóa, Giáo dục vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi có nhiều ý kiến cử tri và nhân dân băn khoăn đối với quy định môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông là môn học lựa chọn, không phải là môn học bắt buộc.
|
|
|
|
Covid sinh ra như sự tất yếu của tự nhiên
Toàn cầu đang đối mặt với một đại dịch chưa từng có của nhân loại, khiến cho mọi ngành nghề và con người phải lao đao vì nó.
Covit có từ đâu? Hàng loạt câu hỏi liên quan về nguồn gốc phát sinh, từ phòng thí nghiệm, từ dơi, từ chuột...dù từ đâu thì chắc nó sinh ra như một Tất Yếu để điều chỉnh tự nhiên đi đúng trật tự phù hợp nhất.
Từ khi phát minh ra lửa, con người có sự tiến hoá từ cuộc sống của thú từng bước lên cuộc sống của loài người. Và với sự phát triển vượt bậc về não bộ, con người đã phát minh ra vô số thứ phục vụ cuộc sống, đưa con người từ việc phụ thuộc vào thiên nhiên lên chế ngự thiên nhiên.
|
|
|
|
Vài suy nghĩ về một số thay đổi địa chính trị cùng các quyết sách tương ứng
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ở cao trào thì đại dịch Covid-19 xuất hiện. Mỹ vừa rút quân thì chính quyền Afganistan do Mỹ giúp đỡ trong suốt hai mươi năm nhanh chóng sụp đổ trước sự trở lại của Taliban chỉ trong vòng vài tháng. Chiến sự Trung Đông chưa kịp lắng thì chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra trên lục địa Châu Âu. Biến động của thiên nhiên và của con người, tai hoạ cùng cơ hội, như những lớp sóng không bao giờ dứt liên tục thách thức nhân loại.
Trên bình diện quốc tế, sẽ có những xu hướng thay đổi nào sau những biến động liên tục vừa qua mà Việt Nam cần lưu tâm để có đối pháp? Xin đề cập đến những biến động địa chính trị lớn sau đây trong thời gian tới.
|
|
|
|
Làm gì để phát huy hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở Nghệ An?
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) ở Việt Nam cũng như hàng chục nước trên thế giới được lấy cảm hứng và học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) của Nhật Bản (bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước).
Mỗi làng một sản phẩm (One village, one product) là một chương trình phát triển theo khu vực ở Nhật Bản. Nó được khởi xướng bởi tiến sỹ Morihiko Hiramatsu vào năm 1979 khi ông làm Thống đốc tỉnh Oita. Tham gia OVOP, mỗi làng sẽ chọn và sản xuất một hoặc một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Sự tập trung sản xuất kèm với tập trung tài chính và nhân lực sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, qua đó góp phần tăng doanh thu và cải thiện cuộc sống của người dân. Phong trào được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc chính: Tận dụng các tiềm năng, nguồn lực tại chỗ để tạo ra các sản phẩm đặc sản có giá trị gia tăng cao; Giúp người dân nhận thức rõ tiềm năng và tối đa hóa tiềm năng bằng tinh thần tự lực và sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng nhất.
|
|
|
|
Putin: “Nga và Ukratne là một quốc gia thống nhất"
Giải thích về lý do tấn công Ukraine, ông Putin khẳng định lịch sử không cung cấp bất kỳ một bằng chứng nào về việc Ukraine từng là một quốc gia có chủ quyền.
Với Putin, Ukraine là do Nga tạo ra trong thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Ukraine và Nga là một dân tộc đồng nhất, không thể chia cắt. Dân tộc ấy cùng chung tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử. Khi thăm Ukraine vào năm 2013, Putin tuyên bố: “Sự chia rẽ của hai đất nước là do những tác động nơi trần thế, nhưng sự hợp nhất của hai đất nước là ý nguyện của Chúa Trời”.
|
|
|
|
Hiệu quả kinh tế của du lịch cộng đồng?
Du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng phát triển được nhiều địa phương quan tâm nhằm khai thác các thế mạnh về tự nhiên và văn hóa của các cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng, nếu làm tốt thì sẽ có thành quả kép là vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo tồn văn hóa. Tuy nhiên, để du lịch cộng đồng có hiệu quả kinh tế cũng là một vấn đề không đơn giản.
|
|
|
|
Được thua từ một cuộc chiến
Không ai ngờ được, hai quốc gia láng giềng chung dòng máu anh em Slavo ngàn đời là Nga và Ukraine lại xảy ra chiến tranh trong thế kỷ 21 - giai đoạn phát triển văn minh rực rỡ của loài người. Chiến tranh bao giờ cũng tàn khốc. Nhất là vào thời đại công nghệ phát triển với vũ khí giết người hàng loạt, mà Nga là cường quốc quân sự số 2 thế giới, thì hệ quả của chiến tranh không thể lường trước được. Ai được ai thua trong cuộc chiến này?
|
|
|
|
Bàn thêm về một vài địa danh liên quan đến gốc tổ họ Hồ
Sau đây là ý kiến ông Ngô Đức Tiến trao đổi với Nhóm Nghiên cứu Lịch sử họ Hồ Việt Nam và ý kiến của chúng tôi về một số khía cạnh liên quan chủ đề gốc tổ Hồ Việt Nam nhân đọc bài về núi Mồng Gà, ngũ Bàu, Bào Đột… một chủ đề còn tồn nghi, nhiều ý kiến khác biệt và còn gây tranh cãi: hương Bàu (Bào) Đột và gốc tổ Hồ Việt Nam thực sự ở đâu?
|
|
|
|
Cần bảo tồn cam Bù Cát Văn
Nói đến xã Cát Văn (Thanh Chương, Nghệ An) là một xã miền núi bên tả ngạn sông Lam, nơi đây có đồi núi vùng đất đỏ, Cát Văn xưa thuộc tổng vùng Cát Ngạn.
Khi nói đến Cát Văn thì người ta đều nhắc đến những đặc sản đặc trưng như: Cam bù, trám đen, lá đắng cay, xáo gà, nhút,…là những đặc trưng rất nổi bật.
Mặc dù cuộc sống hôm nay có phần đổi thay, nhưng những đặc trưng mà người dân còn lưu giữ và phát triển, trong đó phải nói đến là dòng cam bù Cát Văn, một sản phẩm đang còn tồn tại rất nhiều, mà người dân rất tha thiết được nhân giống để bảo tồn.
|
|
|
|
Truyền thống gia đình và văn hóa đọc sách
Người ta bắt đầu đọc sách khi còn bé. Và đến cuối đời, một người ham học cũng đọc sách trước khi chết. Đọc sách và văn hóa đọc, xét cho cùng xuất phát từ trong gia đình và có lẽ cũng kết thúc trong gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa đọc. Và truyền thống gia đình chính là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa đọc nói chung cũng như việc đọc sách của một con người nói riêng.
Từ lâu nay chúng ta vẫn quen với tư duy “con nhà nghèo học giỏi” như là một sự tán thưởng. Những nỗ lực cá nhân đương nhiên đáng khen. Nhưng để trở thành một người trí thức học rộng biết sâu thì cần có kiến thức nền tảng vững chắc. Mà đọc sách là một kênh tiếp nhận kiến thức vô cùng quan trọng. Vậy nên, con cái trong những gia đình có truyền thống về khoa học, giáo dục thường có điểm mạnh là được tiếp cận sách vở sớm. Và truyền thống gia đình của cha ông là nhân tố quan trọng tạo nên văn hóa đọc sách của các thế hệ nối tiếp.
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
» Tiếp »
|
|
|
|
|