|
Môi giới văn hóa và phát triển cộng đồng
Hiện nay, có hàng chục loại dược phẩm được sản xuất xuất từ tri thức dân gian về y học cổ truyền của các cộng đồng nhưng lại được cấp bản quyền thương mại cho các doanh nghiệp. Nó là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn và có thể tạo ra xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Vậy nên, để tạo ra sự hài hòa trong quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu đã xây dựng cách tiếp cận môi giới văn hóa.
|
|
|
|
Thấy gì từ chỉ số PCI năm 2021?
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác liên tục, bền bỉ kể từ năm 2005 cho tới nay giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
|
|
|
|
|
Nông thôn mới và giá trị văn hóa mới ở nông thôn
Có thể nói trong một thập kỷ qua Nghệ An khá thành công trong xây dựng nông thôn mới và trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Nhưng nông thôn mới Nghệ An vẫn chưa định hình được những nét văn hóa mới. Trong khi đó, Nghệ An là một tiểu vùng văn hóa đặc trưng với nhiều giá trị văn hóa được tiếp nối qua bao nhiêu thế hệ. Vậy nên, trong giai đoạn tới, khi đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới, Nghệ An phải giải bài toán về xây dựng nền văn hóa mới ở nông thôn mà vẫn lưu giữ được các nét văn hóa đặc trưng.
|
|
|
|
Nhân tố “lực” trong xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số thì các nhân tố “lực” là vô cùng quan trọng. Trong đó có 4 nhân tố chủ chốt là nguồn lực, năng lực, động lực và tự lực. Trong bối cảnh hiện nay, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số đang đối diện với thách thức giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống, thì việc phát huy các yếu tố “lực” để vượt qua khó khăn là điều rất đáng quan tâm.
Thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An cho thấy, tổng số hộ gia đình ở các địa phương có người dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay là 160.128 hộ, trong đó có 108.299 hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ với các hộ người Kinh. Tổng số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 30.110 hộ, chiếm tỷ lệ là 18,8%, cao gấp 4,6 lần so với tỷ lệ đói nghèo trung bình cả tỉnh là 4,1%. Trong đó, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số chiếm đến 93,3%, một tỷ lệ cao so với nhiều vùng khác. Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số cao nhất ở các huyện vùng núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong với trên 98%, trong đó Kỳ Sơn gần như là tuyệt đối. Nhìn rộng ra cả nước, nghèo đói là một thực trạng phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 7%, trong đó, hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 32,1%. Đói nghèo vùng dân tộc thiểu số cũng được phân chia theo các cấp độ khác nhau. Nhóm tỷ lệ cao trên 70% như các dân tộc La Hủ, Mảng, Chứt,…; nhóm có tỷ lệ hộ nghèo dao động quang mức 60% như Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh Mun,…; nhóm có tỷ lệ hộ nghèo trên 43% như La Ha, Kháng, Xơ Đăng, Mông,….
|
|
|
|
Về khối đá Sapphire khắc bài thơ “Nam quốc sơn hà” tại đảo Trường Sa
Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt được khắc trên khối đá Sapphire nặng 25 tấn được đặt trên đảo Trường Sa. Đây được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền trên các vùng đất của mình. Khối đá Sapphire hay còn gọi là đá phong thủy Corindon do Công ty Đá quý và Khoáng sản Phủ Quỳ sưu tầm được lấy từ núi Pu Coóc, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp”(1).
|
|
|
|
Một bản Quốc ngữ Hương Sơn tại Nghệ An
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tên huý là Văn Đạt, tên chữ là Hanh Phủ, biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ 白雲居士, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, cha là Nho sĩ Nguyễn Văn Định, mẹ là Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan.
|
|
|
|
Ngày giỗ tổ 10-3 có từ khi nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Câu ca nằm lòng ấy bao đời đã in sâu trong tâm thức người Việt, để con cháu vua Hùng dẫu đi xa đến đâu cũng biết nhớ về. Tuy nhiên, vì sao người Việt lại làm giỗ vua Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 thì không phải ai cũng biết. Một số nhà sử học khẳng định truyền thống giỗ tổ 10-3 trải cả hàng ngàn năm, liệu điều đó có chính xác không? Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc về Giỗ tổ Hùng Vương - Nét văn hoá đẹp của dân tộc Việt Nam.
|
|
|
|
Những biện pháp tăng năng suất lao động dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin
Năng suất lao động cao là một yêu cầu lớn phản ánh bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin (1870-1924) coi đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất, chủ yếu nhất tạo nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin khẳng định: “Xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ mới… Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn và sẽ bị đánh bại hẳn vì chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động mới cao hơn nhiều” .
|
|
|
|
Kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với những xã được công nhận đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2019
Tính đến tháng 11/2021, tỉnh Nghệ An có 282/411 xã, chiếm 68.61% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (TP Vinh, thị xã Thái Hoà, huyện Nam Đàn, huyện Yên Thành và huyện Nghi Lộc). Qua thực tiễn triển khai, các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đã thực sự hiệu quả và đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng và khả năng của nhân dân hay chưa? Người dân có hài lòng với kết quả thực hiện các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới không? Sau khi được công nhận các xã có duy trì, nâng cao được chất lượng các tiêu chí hay không? Giải pháp gì để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM trong thời gian tới? Đây là những vẫn đề được giải quyết trong nhiệm vụ điều tra xã hội học “Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới đối với những xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2019”.
|
|
|
|
Nhận diện xu hướng biến đổi lễ hội truyền thống ở Nghệ An
B
iến đổi văn hóa là hiện tượng tất yếu nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển. Nó có thể được nhận thấy chậm hơn so với biến đổi xã hội nhưng để lại những tác động lâu dài hơn. Do vậy, biến đổi văn hóa luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc nhìn, nhằm đánh giá những tác động và xu hướng biến đổi về sự phát triển con người và xã hội.
Lễ hội là nơi lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống và được thực hành trong dịp diễn ra lễ hội, đó là các tín ngưỡng dân gian; trình diễn nghệ thuật; nghề thủ công;... Chính vì thế lễ hội được xem là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc ẩn chứa nhiều giá trị, truyền giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lễ hội với tư cách là một di sản gồm 4 chức năng chính: Chức năng giáo dục; Phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa dân tộc; Cân bằng đời sống tâm linh; Cố kết cộng đồng.
|
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
» Tiếp »
|
|
|
|
|