|
Hồ Hữu Thới - Người nhạc sĩ của quê hương
Để tri ân 57 năm hoạt động âm nhạc của Nhạc sỹ xứ Nghệ Hồ Hữu Thới, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Đài PT-TH Nghệ An tổ chức đêm nhạc "Hồ Hữu Thới - Ân tình xứ Nghệ".
|
|
|
|
Được nhà vua ban thưởng
Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của vùng đất Yên Thành (Đông Thành xưa) đã có một số vị đại khoa sau khi thi đỗ được nhà vua ban thưởng. Chẳng hạn Thám hoa Phan Thúc Trực (1808 - 1852) được vua Thiệu Trị ban tặng tấm biển "Khôi đa sĩ" (đứng đầu trong đám đông kẻ sĩ). Và cũng có rất nhiều danh nhân, tướng lĩnh khác đã có công với dân với nước, sau khi chết được phong thần và các triều đại phong kiến về sau ban nhiều đạo sắc ghi công. Bên cạnh các vị ấy còn có không ít người dân thường hoặc đã từ quan đã có những hành động dũng cảm, những nghĩa cử cao đẹp được nhà vua ghi nhận. Sau đây là vài trường hợp như vậy.
|
|
|
|
Mùa thu trên đất Hưng Nguyên nhớ Anh hùng lao động Cao Lục (1)
Anh hùng Lao động Cao Lục, sinh năm 1928, quê xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là người cống hiến cả đời mình cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Những năm 1960 - 1970, nói đến Hưng nguyên là nói đến HTX Ba Tơ, nói đến HTX Ba Tơ là nói đến con người tận hiến Cao Lục.
|
|
|
|
Nguyễn Tất Thành ở Luân Đôn
Đến đất Anh khi Chiến tranh thế giới (1914-1918) đang diễn ra, đối với Nguyễn Tất Thành, nói như nhà sử học Rút-xi-ô (Alin Russio), là thêm một bước để anh “phát hiện về thế giới”.
|
|
|
|
Việc thờ tự xưa và nay ở Làng Quỳnh
Trên Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An, số 11/2018 đã đăng bài: “Tìm hiểu các nguyên lý bài trí thờ tự tại di tích trên bàn thờ địa bàn tỉnh Nghệ An”. Bài viết ấy đã giúp bạn đọc hiểu việc thờ tự một cách sâu sắc, tôi rất hoan nghênh và không có ý kiến phản biện.
Nhân bài đó, ở đây tôi xin giới thiệu việc thờ tự xưa và nay ở làng Quỳnh để cung cấp thêm một lượng thông tin nhằm góp phần minh họa cho bài viết của tác giả Quảng Phước và góp phần tham khảo cho một số địa phương trong tỉnh.
|
|
|
|
Dọc ngang sông biển Quỳnh Lưu
Bãi dọc, bãi ngang huyện Quỳnh Lưu từ cực Bắc giáp tỉnh Thanh; cực Nam giáp huyện Diễn Châu, bao gồm 11 xã, từ phía Bắc trở vào là Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Sơn Hải và Quỳnh Thọ. Vùng biển nói chung hay bãi Ngang, bãi dọc Quỳnh Lưu là một dải đất có phong cảnh đẹp, non nước hữu tình. Đại thi hào Nguyễn Du khi đến đây đã viết: Mang mang hải thuỷ tiếp thiên xu (Mặt nước mênh mông bể lẫn trời). Mỗi làng quê, ngọn núi, mỗi ngôi đền đều gắn với những câu chuyện lịch sử và huyền thoại.
|
|
|
|
Phan Sào Nam và hát đối dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh
Chúng ta từng biết đến Phan Bội Châu là một nhà yêu nước kiệt xuất của nửa đầu thế kỷ XX, ông như một Thiên sứ, một đấng xả thân cho nền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông là một nhà bác học với nhiều trứ tác về khoa học xã hội và nhân văn, mà tác phẩm của ông vẫn còn tỏa sáng muôn đời, vẫn còn đó những giá trị thời sự nóng hổi, vẫn như những dẫn đường cho sự kiến tạo và tăng trưởng của Tổ quốc Việt Nam, cho dù thể chế là thế nào đi chăng nữa! Nhưng trước khi ông là Phan Tiên sinh, Phan Bội Châu...thì ông là Phan Sào Nam., một con người của xứ Nghệ, một chàng trai Nghệ đa tài đa tình và đầy ắp những tài hoa dân gian nơi ruộng đồng, dân giã và nghịch ngợm.
|
|
|
|
|
|
|
Một ông quan say mê nghề dạy học
Trần Đình Phong (1843 - 1919) tự là Úy Khanh, hiệu là Mã Sơn sinh ra tại làng Yên Mã xã Thanh Khê, tổng Quỳ Trạch nay thuộc xã Mã Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. Ông là con trai thứ ba của cụ Trần Đình Kiều và bà Nguyễn Thị Bình. Thuở nhỏ ông còn có tên là Bằng và sớm thể hiện là cậu bé thông minh và là người có ý chí nghị lực. Tuy nhiên qua hai kỳ thi hương năm Mậu Thìn (1868) và năm Canh Ngọ (1870) ông chỉ đỗ tú tài và mang danh Tú kép. Nhưng là người có ý chí tiến thủ và truyền thống hiếu học của gia đình cùng sự động viên giúp đỡ của thầy giáo Bùi Huy Chân, một nhà nho thông minh và đức độ, ông vẫn say mê đọc sách dùi mai kinh sử và khoa Bính Tý (1876) đã đỗ cử nhân rồi ba năm sau Triều đình lại mở ân khoa Kỷ Mão (1879) ông đã đỗ tam giáp tiến sĩ đồng xuất thân.
|
|
|
|
Nguyễn Cảnh Chân - Nguyễn Cảnh Dị
Nguyễn Cảnh Chân (1355-1409) và Nguyễn Cảnh Dị (?-1414), hai cha con đều là danh tướng chống quân Minh cuối đời nhà Hồ và đời Hậu Trần, người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cuối thời nhà Trần, Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ Hóa Châu (Thừa Thiên Huế), năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ.
|
|
|
« Trước «
5
6
7
8
9
10
11
12
13
» Tiếp »
|
|
|
|
|