|
Cuộc đời và sự nghiệp của Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế
Dòng họ Nguyễn Cảnh ở vùng đất Hoan Châu xưa, Nghệ An ngày nay không chỉ được biết đến là dòng họ hiển vinh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử dân tộc mà còn lưu truyền sử sách bởi truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Điều đó được thể hiện rõ nét trong “Hoan Châu ký” - một cuốn tộc phả quý, nổi tiếng của dòng họ Nguyễn Cảnh, đồng thời được nhận định là “cuốn tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất nước ta” . Xuất hiện trước “Hoàng Lê nhất thống chí” 100 năm - một tác phẩm vốn được coi là đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học Việt Nam trung đại, “Hoan Châu ký” viết tường tận về 8 đời của dòng họ Nguyễn Cảnh từ khi xuất hiện vào năm Bính Tuất (1406) đến năm Mậu Ngọ (1678).
|
|
|
|
Kỷ niệm 990 danh xưng Nghệ An:
Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - Tri châu Nghệ An
Lý Nhật Quang là con thứ tám của Lý Thái tổ, anh em cùng mẹ với Lý Thái tông, cháu ngoại vua Lê Đại Hành, nổi tiếng thông minh. Năm 1039, ông được cử vào châu Nghệ An lo việc thu thuế. Ông thanh liêm chính trực, không như những quan trước.
Tin cẩn ông, năm 1041 vua Lý Thái Tông cử Ông làm Tri châu Nghệ An. Thủ phủ đóng ở Đô Lương.
|
|
|
|
Nguyễn Thị Tích - Người được Bác Hồ tin cậy
Bà Nguyễn Thị Tích từ Quế Châu (Trung Quốc) trở về Tổ quốc sau 22 năm xa quê. Lúc ấy Cách mạng tháng Tám 1945 mới thành công. Khi bà vào thăm nhà một người quen tại Hà Nội, thấy gia chủ treo ảnh Hồ Chủ tịch. Bà vô cùng hồi hộp và sung sướng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Tống Văn Sơ, người lãnh đạo gần gũi của bà hồi hoạt động tại Hồng Công, lúc ấy bà có tên là Lý Phương Thuận. Bà liền xin được gặp Người. Chiều hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đồng chí Lê Giản, Tổng giám đốc Nha Công an Trung ương đến. Người đưa tay về phía Lý Phương Thuận và nói: “Đây là cô Hoàng Lệ Minh, người đã từng trải hoạt động bí mật có nhiều kinh nghiệm. Chú rất cần những cán bộ như thế này để tìm hiểu và đối phó với bọn Tưởng”.
|
|
|
|
Tiến sĩ Phan Nhân Tường
Phan Nhân Tường sinh ngày 08/9 năm Giáp Tuất (1514) tại thôn Bạch Xá, xã Hoàng Xá, tổng Võ Liệt (nay là xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương) trong một gia đình nông dân khá giả có nề nếp. Cha là ông Phan Nhân Trung, mẹ là Nguyễn Thị The một người phụ nữ đức độ, đảm đang.
Khi mới sinh Phan Nhân Tường khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường nên được người cha chọn đặt tên là Nhân Tường, có nghĩa là lòng thương người. Tường là hạt giống tốt truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau. Từ nhỏ ông là một cậu bé hiếu thảo chăm học nên đã nổi tiếng thông minh. Gia đình mời thầy về nhà dạy học đã “không đủ chữ” để thỏa mãn tính hiếu kỳ, nên cậu gửi học ở nhiều thầy đồ nổi tiếng. Do đó cậu được đi nhiều nơi học rộng, hiểu sâu.
|
|
|
|
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái
Trang phục truyền thống của dân tộc Thái ở Nghệ An được xem là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào trong dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc anh em và 5 dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Có thể nói, ít có bộ trang phục truyền thống của dân tộc nào tuy đơn giản nhưng tinh tế hài hòa, thể hiện được tính nhân văn cũng như nét đẹp quyến rũ lòng người như của dân tộc Thái. Cùng với nhà sàn, trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ Thái được xem là một trong những nét đặc sắc nhất của văn hóa đồng bào phản ánh rõ nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp đó là sự chinh phục tự nhiên, dùng nguyên liệu trong thiên nhiên, với bàn tay khéo léo của người phụ nữ để tạo nên trang phục. Trang phục không đơn thuần là một yếu tố văn hóa mà qua đó thể hiện quan điểm thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc Thái; đồng thời thể hiện trình độ phát triển cao của thẩm mỹ dân gian trong văn hóa cộng đồng người Việt.
Để có được một bộ trang phục đẹp là cả một quá trình lao động miệt mài, nhẫn nại của người phụ nữ Thái từ khâu trồng bông, chế biến bông thành sợi, nhuộm màu, dệt vải, cắt may cho đến thêu hoa văn trên trang phục,… Vì thế, người Thái có câu: Nhinh hụ dệt phai/ Chai hụ san hẻ, nhinh na, có nghĩa là “gái biết dệt vải, trai biết đan chài, bắn nỏ”.
|
|
|
|
Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn
Hoàng Tá Thốn (1254 - 1339) sinh tại làng Vạn Phần nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Theo gia phả họ Hoàng thì ông thuộc đời thứ ba, cha ông là cụ Hoàng Quý công (chưa rõ tên thực), mẹ là bà Trương Thị Hoa. Sau chiến thắng quân Nguyên Mộng lần thứ ba năm 1288, nhờ lập được công lớn, được nhà vua phong tước,ông đến sống ở xứ Thiên Bồng tức làng Vạn Tràng, nay thuộc xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và nhà thờ chính thờ ông cũng được xây dựng tại đây
|
|
|
|
Em là người của Việt Minh tổng Vân Tụ đây
Trần Thị Lục (1920 – 2001) sinh ra trong một gia đình nông dân đông người, có đến chín người con tại làng Liên Trì, tổng Vân Tụ nay là xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tuy là con gái nhưng nhờ sáng dạ lại tháo vát nhanh nhẹn, chị vẫn được cha mẹ cho đi học. Những năm đầu học chữ Nho với mấy thầy đồ trong làng, về sau học chữ Quốc ngữ ở trường huyện. Lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lại chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước ở nhà trường và của em trai con cậu là Phan Đức Vinh đảng viên năm 1930, người mà từ năm 1936 là Bí thư huyện ủy Yên Thành nên chị đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.
|
|
|
|
Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ với sự nghiệp thống nhất đất nước
Cách đây 230 năm (1789), sau khi lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Trung, Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ (1753-1792) đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược. Bên cạnh đó, ông là người thống nhất đất nước sau 300 năm bị chia cắt với cục diện Nam Triều - Bắc Triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài với chiến công đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, quét sạch quân xâm lược Xiêm La, Mãn Thanh ra khỏi đất nước, thu giang sơn về một mối.
|
|
|
|
Điệu hát "Tơm đám cưới" của người Khơ Mú
Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực bắc tiểu vùng Đông Nam Á. Họ có mặt ở miền bắc Lào, tại Myanmar, tây nam Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam. Tiếng Khơ Mú thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Hiện tại có khoảng 479.240-540.000 người Khơ Mú ở khắp thế giới; với dân số khoảng 389.694 người (năm 1985) tại Lào; 72.929 người (năm 2009) tại Việt Nam; 31.403 (năm 2000) tại Thái Lan; 1.600 người (năm 1990) tại Trung Quốc; không rõ số liệu tại Myanmar; và cỡ 8.000 tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; trong số 44/63 tỉnh, thành phố. Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, người Khơ Mú dùng dao, rìu, gậy chọc lỗ là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Người Khơ Mú nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Họ đan các đồ dùng trong nhà, hoặc để vận chuyển, chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng đời sống tinh thần rất dồi dào.
|
|
|
|
Kỳ thú Con Cuông
Thay vì đến các tỉnh, thành phố có nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng để kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng, chúng tôi đã quyết định chọn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An làm điểm đến cho chuyến hành trình những ngày đầu xuân mới của mình. Lần đầu tiên được đặt chân đến vùng đất xa xôi này, nhưng Con Cuông với bao điều kỳ thú đã thực sự hấp dẫn và mời gọi chúng tôi khám phá…
|
|
|
|
Xứ Nghệ - Miền Cối Kê của đất nước
Năm Nhâm Ngọ (1282), giặc Nguyên Mông đang ráo riết chuẩn bị 50 vạn quân, lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành hòng xâm chiếm nước ta. Trước hiểm họa ấy, triều đình nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than gồm các vương hầu, tướng soái cao cấp để bàn định phương án kháng chiến. Vua Trần Nhân Tông gõ gươm vào mạn thuyền tuyên bố một câu ngàn năm còn đó:
|
|
|
|
Bảo tồn Võ thuật cổ truyền Xứ Nghệ
Trong lịch sử, Nghệ An là tiền đồn, là hậu phương, là căn cứ quân sự của nhiều cuộc kháng chiến giữ nước. Võ thuật là sức mạnh, là sự mưu trí dũng cảm giúp người dân xứ Nghệ khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An và tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý, Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Thời nhà Trần, xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi; là điểm tựa vững chắc cho các triều đại. Chẳng thế mà vua Trần Nhân Tông từng thốt lên đầy tự hào và tin tưởng về sự trung dũng của con người xứ Nghệ khi nhà vua đang ở trên chiến thuyền lui về bến Vạn Kiếp trước sự tấn công ồ ạt của giặc Nguyên Mông:
|
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
» Tiếp »
|
|
|
|
|